top of page

Những sai lầm mà tôi mắc phải khi là một lập trình viên mới vào nghề

Trước hết, tôi muốn làm rõ với bạn một điều: Nếu bạn cũng đang là một lập trình viên mới vào nghề, bài viết này không nhằm mục đích khiến bạn cảm thấy tồi tệ về những lỗi lầm của bản thân. Tôi muốn giúp bạn nhận ra chúng, nhận biết các dấu hiệu của chúng và nhắc nhở bản thân tránh chúng.


Tôi đã từng phạm những sai lầm này trong quá khứ và cũng đã rút ra được những bài học quý giá từ chúng. Tôi rất vui khi hình thành những thói quen chuẩn mực để giúp tôi tránh chúng. Bạn cũng nên làm thế.


Những lỗi dưới đây, tôi liệt kê một cách ngẫu nhiên, không theo bất kỳ thứ tự cụ thể nào.


Viết code mà không theo một kế hoạch nào


Nhìn chung, một nội dung được viết ra mà có chất lượng tốt thường không thể được tạo ra một cách dễ dàng. Nó đòi hỏi bạn phải suy nghĩ và nghiên cứu một cách cẩn thận, đặc biệt với lập trình viên mới vào nghề.


Viết những chương trình chất lượng là một quá trình liên tục từ suy nghĩ - nghiên cứu - lên kế hoạch - viết - xác thực - sửa đổi.

Thật không may, không có một lối tắt nào cho quá trình này. Bạn cần phải tạo thói quen đi qua đầy đủ các bước trên.


lập trình viên mới

Một trong những lỗi lớn nhất mà tôi mắc phải khi là lập trình viên mới vào nghề là bỏ qua bước suy nghĩ và nghiên cứu mà bắt tay vào viết code ngay. Đối với những ứng dụng nhỏ, độc lập thì không sao nhưng nó sẽ có tác động lớn theo hướng tiêu cực đến những ứng dụng lớn hơn.


Giống như khi nói bạn phải "uốn lưỡi 7 lần trước khi nói" thì trước khi lập trình bạn cũng cần suy nghĩ kỹ càng để tránh hối tiếc về sau. Lập trình cũng là một cách để bạn truyền đạt suy nghĩ của mình đến người khác.


Thomas Jefferson từng nói "Khi tức giận, hãy đếm đến 10 trước khi bạn nói. Còn nếu bạn rất tức giận thì hãy đếm đến 100". Còn với tôi: "Khi xem lại mã code, hãy đếm đến 10 trước khi bạn định tái cấu trúc một dòng. Còn nếu mã code đó chưa được thử nghiệm, hãy đếm đến 100.


Lập trình chủ yếu là việc đọc mã code trước đó, nghiên cứu những gì cần thiết và làm thế nào để nó phù hợp với hệ thống hiện tại, lên kế hoạch viết các tính năng được nâng cấp ít và có thể kiểm tra được. Việc viết các dòng mã thực tế chỉ chiếm 10% toàn bộ quá trình.


Đừng nghĩ việc lập trình chỉ là viết các dòng code. Lập trình là một công việc sáng tạo dựa trên sự logic trong dài hạn.


Lên kế hoạch quá nhiều trước khi viết code


Lập kế hoạch trước khi nhảy vào viết code là một điều tốt, nhưng ngay cả những điều tốt cũng có thể phản tác dụng khi bạn làm quá nhiều. Uống quá nhiều nước có thể sẽ đầu độc bạn.


Đừng tìm kiếm một kế hoạch quá hoàn hảo. Nó không tồn tại trong thế giới lập trình. Hãy tìm kiếm một kế hoạch đủ tốt, một thứ gì đó mà bạn có thể dùng để bắt đầu. Sự thật là, kế hoạch của bạn sẽ thay đổi, nhưng điều tốt nhất là buộc bạn vào một cấu trúc nào đó dẫn đến sự rõ ràng hơn trong việc lập trình của bạn. Lên kế hoạch quá nhiều chỉ đơn giản là đang làm lãng phí thời gian của bạn.


Với những kế hoạch để lập trình các tính năng nhỏ, bạn có thể sử"Phương pháp Thác nước" (Waterfall Approach) - kế hoạch tuyến tính được thiết kế với các bước riêng biệt sẽ được hoành thành từng bước một. Tuy nhiên với những dự án phần mềm, phức tạp bạn cần phải có sự thích ứng nhanh. Đôi khi bạn sẽ phải thêm hoặc xóa những tính năng mà bạn không bao giờ nghĩ đến trong một kế hoạch "thác nước". Bạn cần sửa lỗi và chấp nhận sự thay đổi.


Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không cần lên kế hoạch cho một vài tính năng. Quá nhiều kế hoạch hay quá ít kế hoạch đều mang đến hiệu quả tiêu cực cho chất lượng code mà bạn viết.


Đánh giá thấp tầm quan trọng của chất lượng mã code


Khi là lập trình viên mới vào nghề, nếu bạn chỉ tập trung vào một khía cạnh của code mà bạn viết thì hãy tập trung vào tính dễ đọc của nó. Mã code chính là công cụ giao tiếp của lập trình viên. Một trong những trích dẫn mà tôi yêu thích về lập trình: "Luôn luôn viết code như thể người cuối cùng duy trì code của bạn là một kẻ tâm thần bạo lực, người biết bạn ở đâu".


Dưới đây là một số lỗi liên quan đến chất lượng code mà lập trình viên mới vào nghề dễ mắc phải:

  • Sử dụng nhiều dòng trong một chức năng hoặc một tập tin. Bạn phải luôn luôn chia mã code thành các thành phần nhỏ hơn để có thể kiểm tra và quản lý riêng. Cá nhân tôi nghĩ rằng bất kỳ chức năng nào có hơn 10 dòng là quá dài.

  • Sử dụng phủ định kép. Làm ơn, hãy thôi dùng nó!

  • Sử dụng tên biến ngắn, chung hoặc dựa trên loại cơ sở. Hãy cung cấp cho các biến của bạn tên mô tả và không mơ hồ.

  • Chuỗi và số mã code "cứng" nguyên thủy không có mô tả. Nếu bạn muốn viết logic phụ thuộc vào một chuỗi nguyên thủy hoặc giá trị số cố định, hãy đặt giá trị đó vào một hằng số và đặt cho nó một cái tên hay.

  • Sử dụng các phím tắt một cách tùy tiện và cách giải quyết cẩu thả để tránh mất nhiều thời gian cho các vấn đề đơn giản.

  • Nghĩ rằng mã code dài là tốt hơn. Nhưng thực tế trong hầu hết các trường hợp, mã code ngắn là tốt hơn. Chỉ nên viết các mã dài khi điều đó làm cho mã code của bạn trở nên dễ đọc hơn.

  • Sử dụng quá mức logic có điều kiện.


Chọn giải pháp đầu tiên


Khi tôi còn là lập trình viên mới vào nghề, tôi nhớ rằng mỗi lần gặp vấn đề, tôi sẽ tìm giải pháp và ngay lập tức chạy theo nó. Tôi thường vội vàng thực hiện ngay trước khi nghĩ về sự phức tạp và thất bại tiềm tàng của giải pháp đầu tiên này.


Có thể giải pháp đầu rất hấp dẫn nhưng các giải pháp tốt thường được phát hiện khi bạn bắt đầu đặt câu hỏi cho tất cả các giải pháp mà bạn tìm thấy. Nếu không thể nghĩ ra nhiều giải pháp cho một vấn đề thì có lẽ bạn chưa thực sự hiểu vấn đề.


Công việc của một lập trình viên chuyên nghiệp không chỉ là tìm ra giải pháp cho vấn đề mà là tìm ra giải pháp đơn giản nhất. Nghĩa là, giải pháp đó không chỉ có hiệu quả, giải quyết đầy đủ vấn đề mà còn có thể dễ dàng để đọc, hiểu và duy trì.


Không bỏ cuộc


lập trình viên mới

Nghe có vẻ buồn cười khi nói đây là một sai lầm nhỉ? Khi mới bắt đầu lập trình, tôi thường cố chấp gắn bó với giải pháp đầu tiên ngay cả sau khi xác định rằng đó không phải cách tiếp cận đơn giản nhất. Không bỏ cuộc là tâm lý tốt trong hầu hết các hoạt động, tuy nhiên với lập trình thì không. Khi là lập trình viên mới vào nghề bạn hãy hình thành cho bản thân tâm lý "Thất bại sớm và thất bại thường xuyên".


Ngay khi bạn bắt đầu nghi ngờ một giải pháp, hãy mạnh dạn xem xét việc vứt nó đi và suy nghĩ lại vấn đề. Các công cụ kiểm soát nguồn như GIT có thể giúp bạn phân nhánh và thử nghiệm nhiều giải pháp khác nhau. Hãy tận dụng chúng. Đừng cố chấp với một mã code nào đó chỉ vì bạn đã bỏ bao công sức với nó. Mã code không tốt cần được loại bỏ ngay.


Trên đây là 5 lỗi của một lập trình viên mới vào nghề. Tôi sẽ quay lại và chia sẻ cho bạn những lỗi tiếp theo. Bạn nhớ đón chờ bài viết tiếp theo của tôi nhé!


Dịch từ: Medium

_____________________

JT1 - IT Recruitment Agency

Website: https://www.jt1.vn

Email: hi@jt1.vn

Điện thoại: +8428 6675 6685

Xem thêm các bài viết khác tại: https://www.jt1.vn/blog

Theo dõi chúng tôi tại: https://www.facebook.com/jt1asia/

Comments


Job_link_banner.gif
bottom of page